Wednesday, June 11, 2008

Sự bất ngờ trước Tin Mừng


(tặng hai tân linh mục Trần Chí Hiếu và Nguyễn Tuấn Long trong dịp hai cha thụ phong linh mục tại GPLA/CA/HK ngày 31/5/2008)


Hôm nay tôi ngồi xuống viết vài dòng tâm tình để gởi đến hai tân linh mục Trần Chí Hiếu và Nguyễn Tuấn Long mà bổng nhiên làm cho tôi nhớ đến câu chuyện mối tình đầu đơn sơ và lãng mạn thời tuổi 18 mà một người bạn mới đây đã kể cho tôi nghe. Chuyện là thời đó, anh chàng này có để ý đến một cô gái rất xinh đẹp, tính tình thùy mị, duyên dáng. Cô ta không phải là con nhà giàu có, nhưng là nhà đàng hoàng, gia giáo. Anh ta tìm nhiều cách để tỏ tình với cô ta, nhưng vì tính tình nhút nhát nên những lá thư anh ta bỏ ra hàng giờ nắn nót viết bày tỏ tâm tư cuối cùng thì cũng chỉ là mang đến rồi lại….mang về.

Nhưng sau đó, nhờ sự giúp đỡ của một người bạn thân, nên anh bạn tôi đã có dịp đứng đối mặt với người con gái ấy. Anh ta đã cố lấy hết can đảm trong mình để ngỏ lời mời cô ta sáng Chúa Nhật tới đi uống cà phê ở một quán ở trung tâm thành phố Sài Gòn. Khi cô gái nhận lời mời của anh thì trong lòng anh ta vui mừng không thể diễn tả nỗi. Anh nóng lòng chờ đợi cho đến ngày hẹn để được ngồi uống nước và trò chuyện với người con gái ấy.

Ngày giờ dường như trôi qua quá chậm, nhưng cuối cùng thì sáng Chúa Nhật của ngày hẹn cũng đã đến. Khi tia sáng bình minh đầu tiên lọt qua khe cửa sổ, anh mở mắt ra, tỉnh giậy. Trong lòng không ngờ hôm nay thực sự là ngày hẹn, ngày mà anh đã mơ ước có được suốt thời gian qua cũng đã đến. Anh cảm thấy bất ngờ mặc dầu suốt cả tuần qua, anh đã ngồi đếm từng giây từng phút mong sao cho thời gian trôi qua thật nhanh để mau được ngồi đối diện với người con gái mình đã yêu thầm từ lâu. Ngày hẹn đến như một điều mà anh không thể ngờ có thể thực sự xảy ra, không phải là một giấc mơ sẽ bị kết thúc một cách đột ngột bởi một tiếng động nào đó….

Câu chuyện này nảy lên trong đầu tôi không phải vì nó trực tiếp liên quan gì đến quá khứ của hai tân linh mục, mà quá khứ đó thì ngay cả tôi cũng không biết gì chi tiết cho mấy. Nếu câu chuyện trên có trùng hợp gì với những ký ức của hai tân linh mục thì cũng chỉ do sự tình cờ mà thôi.

Khi nghĩ đến sứ mệnh của hai tân linh mục sau khi đã lãnh nhận chức thánh, trở nên linh mục của Chúa, có trách nhiệm phục vụ Ngài qua những người dân của Ngài, và có sứ mạng rao giảng Tin Mừng của Chúa đến mọi người, và đây cũng là sứ mệnh của chính tôi là một vị linh mục với lứa tuổi không khác với hai tân linh mục là bao, tôi cảm thấy rằng đây là một trọng trách vô cùng cao cả và chất chứa nhiều khó nhọc. Có lẽ cũng có những lúc các ngài sẽ cảm thấy mệt mỏi, chán nản, và căng thẳng khi thi hành những công việc mục vụ mà các ngài được giao phó. Có lẽ cũng có những giây phút các ngài phải rao giảng Tin Mừng trong khi chính mình đang cảm thấy trong lòng khô khan và thiếu sức sống. Và ngay lúc ấy chính các ngài cũng không còn cảm nhận được sự đặc biệt của Tin Mừng nữa.

Những suy nghĩ của tôi đi vào lối bi quan thì bổng nhiên tôi nhớ đến câu chuyện mối tình đầu của anh bạn mà tôi vừa thuật lại trên. Tôi đem câu chuyện ra để chia sẻ với hai tân linh mục vì tôi cảm nhận rằng niềm vui của anh bạn tôi lúc ấy rất sâu sắc, xuất phát từ bên trong tâm hồn của anh; một niềm vui pha lẫn với sự bất ngờ trong đời mình có một chuyện tốt như thế có thể xảy ra.

Cái cảm giác của anh bạn khi sáng tỉnh thức, chợt nhớ lại rằng hôm nay mình có cuộc hẹn với một người đặc biệt chính là cảm giác mà tôi ước gì mình luôn có được đối với Tin Mừng của Chúa. Ước gì mỗi sáng tôi thức dậy, tỉnh ngủ thì chợt nhớ lại rằng: Chúa Kitô yêu thương mình, cứu chuộc mình, và đã trao tặng cho mình sự sống vĩnh cửu. Ngài cũng đã dành tình yêu đặc biệt ấy cho mình bằng cách chọn lựa mình giữa hàng ngủ để làm chứng nhân cho Ngài. Vì thế mình phải hân hoan để rao giảng Tin Mừng của Ngài đến cho tất cả những ai chưa được nghe Tin Mừng ấy.

Tôi ước gì cứ mỗi sáng tỉnh thức thì chợt nhớ lại rằng, cuộc sống của mình thật hạnh phúc vì mình đang sống trong tình yêu của Chúa. Niềm vui ấy sẽ làm cho tôi hăng hái bước xuống giường để bắt đầu một ngày mới. Nó sẽ làm cho tôi nở nụ cười trên môi khi gặp gỡ những người khác, sẽ làm cho tôi nhìn những đứa trẻ với ánh mắt trìu mến, nhìn những người già với ánh mắt yêu thương, nhìn vào cảnh nghèo khổ với ánh mắt hy vọng, và nhìn vào công việc khó khăn với thái độ kiên trì hơn. Vì trước những khó nhọc trong đời sống phục vụ, không có gì mãnh lực hơn niềm vui sâu sắc trong tâm hồn của mình.

Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều linh mục tu sĩ không cảm nhận được niềm vui trong Tin Mừng của Chúa. Sáng thức dậy, chúng ta bước ra khỏi giường một cách nặng nề. Chúng ta nhìn vào người xung quanh với ánh mắt thiếu thiện cảm. Và chúng ta bi quan trước những công việc trước mắt. Trong cuộc sống, chúng ta không có chỗ
cho niềm vui bất ngờ chợt đến với mình nữa vì chúng ta bị chi phối bởi vô số vấn đề rắc rối trong công tác mục vụ.

Vì thế tôi viết những dòng chữ này đến hai tân linh mục để chia sẻ với các ngài rằng, chúng ta phải cố gắng duy trì cho mình cái cảm giác bất ngờ trước Tin Mừng của Chúa, để cho Tin Mừng ấy luôn gợi lên cho chúng ta những điều thú vị và mới lạ. Nếu chúng ta để cho Tin Mừng trở thành một cái gì đó nhàm chán và cũ kỷ trong đời sống của chính mình, thì khả năng mình truyền đạt Tin Mừng lại cho người khác cũng sẽ bị suy giảm.

Ai trong chúng ta cũng đã từng nghe người khác kể chuyện vui. Tính hài hước của bất cứ chuyện vui nào cũng nằm ở câu cuối cùng. Câu ăn tiền làm mọi người ồ lên cười vì sự bất ngờ của nó. Tuy nhiên, chúng ta đã nhiều lần nghe ai đó kể một câu chuyện mà mình đã nghe đi nghe lại không biết bao nhiêu lần. Khi lắng nghe một câu chuyện quen thuộc, chúng ta có thể mang hai thái độ. Một là tỏ ra không quan tâm vì mình đã biết nội dung câu chuyện ấy như thế nào. Hai là chúng ta cho như mình chưa bao giờ được nghe câu chuyện ấy, để rồi chúng ta cũng ồ lên chung vui với người khác khi câu cuối cùng được nói ra. Người kể sẽ cảm thấy hạnh phúc vì kể câu chuyện thành công; còn chính mình sẽ được bồi dưỡng bằng một liều thuốc bỗ tiếng cười thật giá trị.

Tin Mừng trong đời sống của chúng ta cũng thế. Đứng trước Tin Mừng mà chúng ta đọc và rao giảng hằng ngày, chúng ta có thể tỏ ra nhàm chán với những câu chuyện quen thuộc trong sách Kinh Thánh. Khi soạn bài giảng, chúng ta chỉ xem bài Phúc Âm là bài nào, nhưng không bỏ thì giờ ra để đọc hết bài đọc và bài Phúc Âm, vì chúng ta cho rằng mình đã biết nội dung bài đó. Không cần đọc cũng biết bài ấy đang nói về điều gì.

Thái độ và hành động này cho thấy, chúng ta đang phủ nhận sự kỳ diệu của Tin Mừng là có khả năng đối thoại với chúng ta một cách mới mẻ mỗi lần chúng ta mở sách ra để đọc một cách nghiêm túc và sốt sáng. Chúng ta xem Tin Mừng như một câu chuyện quen thuộc và không còn cảm thấy bất ngờ trước sự diễn biến của câu chuyện nữa. Và chúng ta không cho chính mình cơ hội để cảm nhận những điều mới lạ mà Tin Mừng mang lại cho bản thân.

Hai tân linh mục thân mến, tôi hy vọng rằng, trong đời sống của hai cha, hai cha sẽ luôn cố gắng duy trì sự bất ngờ trước sự việc vô cùng kỳ diệu mà Thiên Chúa đã làm cho chúng ta qua mầu nhiệm chết và sống lại của Chúa Giêsu Kitô để cứu chuộc chúng ta khỏi sự chết muôn đời. Đừng bao giờ để cho Tin Mừng trở nên cũ kỷ và nhàm chán trong cuộc sống của hai cha. Chỉ như thế thì hai cha mới có thể phấn khởi và hăng say tiến bước trên con đường rao giảng Lời Chúa trong thánh lễ và qua các bí tích thánh mà hai cha sẽ cử hành cho giáo dân của hai cha.

Lời cuối, chúc hai cha luôn hồn an xác mạnh khi hai cha chuẩn bị lên đường với chức vụ và trọng trách cao cả mà hai cha đã lãnh nhận từ Thiên Chúa trong dịp lễ tấn phong của hai cha. Chúc hai cha vững tâm và kiên trì thực hiện công tác rao giảng Tin Mừng một cách làm cho mọi người lắng nghe có cảm giác như vừa tỉnh dậy sau một giấc ngủ dài và chợt nhớ lại rằng: Mình đang yêu và đang đuợc yêu. Tình nhân của mình không ai khác ngoài Đức Giêsu Kitô đã hiến thân vì yêu thương con người yếu đuối, tội lỗi. Và xin chúc hai cha cũng luôn cảm nhận được rằng: Mối tình chung thủy và tốt đẹp nhất của hai cha chính là mối tình yêu thương giữa hai cha và Thiên Chúa chúng ta.

Wednesday, June 4, 2008

Fragments of Vietnamese Immigrant Workers’ Lives in Thailand



In January 2008, I was watching a Thai language news program when I heard a terrible news about a group of young Vietnamese people. Twenty-one people tried to cross the wide Mekong River from Thailand into Laos in the middle of the night on a small boat. When they reached the middle of river, the weight of the people and their belongings was too much for the boat to bear. It began to sink. In the end, 13 lost their life. Only 8 survived.

These young Vietnamese were on their way to Vietnam to celebrate the Lunar New Year with their family in the province of Ha Tinh. But they all entered Thailand to work illegally, which was the reason why they decided to find secretive but dangerous ways to cross the Thai borders in order to return home for the New Year celebration.

Because this issue of Dan Chua Magazine highlights the situation of Vietnamese migrant workers in Thailand, I have decided to introduce to our readers three young people to find out a little bit of their backgrounds and life as a migrant worker in this country.

Nguyen Van Doan



Nguyen Van Doan is a 24 year-old young man from Thanh Hoa province. He is the third son in a family of 7 children. The two older brothers are married with their own families. Doan has the responsibility of help take care of the three youngest siblings who are still in school. Doan quit school after he finished year 9, and crossed the border to Thailand when he was 18 years old.

Like many other young Vietnamese in Thailand, Doan sews clothes for a living. Doan works and lives in the house of a Thai family who is his boss. He has been sewing for four years. Everyday he starts working at 8 in the morning and finishes at midnight. “I choose to stop working at midnight,” Doan said. “But I know others who work until two or three in the morning. I think it is very bad for your health.” Working 16 hours a day, Doan earns about 7,000-8,000 baht a month, which is equivalent to 240-275 AUD.

Doan sews pants and is paid by the number of pairs he finishes. He is paid 17 baht each pair. With his earning, he sends whatever he could to his family which has many fiancial hardships. “But a lot of times I don’t send anything, or I have to borrow from friends to send to my family,” Doan said. The reason is that sometimes the living expenses take up all of his earning which does not leave him much to send home. Other times, some of the earning is given to the police. Like virtually all Vietnamese workers in Thailand, Doan is an illegal and is always in danger of being stopped by the police when he is outside. In the past 6 years, Doan has been stopped by the police 6 times. However, he relates that most of the time, he is able to talk to the police into letting him go.

Despite the risks of living in Thailand, Doan feels that this is still a better place to work than in Vietnam. “Right now, in Vietnam, there are not many jobs. The pay is low, but the price of goods is high,” he said. Recently, Doan thought about returning to Vietnam to find work selling goods for commission for Amway, a foreign company. But he has changed his mind and decided to stay in Thailand further until a better opportunity comes along.

Tran Van Tuan




I met Tran Van Tuan the first time when he went to Mass in Vietnamese language that was organized at a church in Bangkok. As I talked to him, I found out that he was working in a restaurant very close to where I was living in Bangkok at that time. The restaurant is located near a big and beautiful park in the heart of the city. Tuan works there with a friend from his hometown in Ha Tinh province.

Tuan is 22 years old and like Doan, he also came to Thailand when he was 18. Tuan is the fourth child in a family with five children. Tuan managed to finish only the 8th grade. He quit school twice, the first time after he finished year 6. At that time, the family had no one to take care of the buffalo, so Tuan had to quit school to take on this responsibility. After some time, he returned to school and completed the 8th grade. But because of financial difficulties in his family, Tuan had to quit school again to go to work.

Like many young people from Ha Tinh province, Tuan decided when he was 18 to find work in Thailand. Tuan ended up working in various restaurants, and has worked at the latest location for a year and a half.

One time Tuan told me that he took a bus to Pattaya, a tourist city two hours drive from Bangkok, to find a job. He only had a few hundred baht in his pocket. He wandered from place to place looking for work in restaurants, but was not able to find a good job. At night, he had no place to sleep because even cheap motel rooms were still too expensive for him. So he had to sleep on the beach. According to Tuan, having to sleep outdoors like a homeless person made him feel the most pitiful that he has ever felt in his life.

After he left Pataya, he took a bus back to Bangkok. After he got off at the bus station, he walked along many streets to look for work in restaurants. After many hours of job searching, by chance, he found the restaurant where he is now working near the center of the city. Tuan works from 4 in the afternoon until 1 in the morning, earning a base salary of 5,500 baht (189AUD) a month plus tips.

Vietnamese entering Thailand can stay for 30 days before they have to leave. Tuan, of course, stays for much longer than that. If he wants to maintain his legal status, he has to cross the border into Laos, then come back with an extension of 30 days. To make this trip costs about 1000 baht in transportation expenses, not including money lost for not going to work. Like most Vietnamese workers, Tuan decides to risk it instead of making the monthly trip.

In the past four years, Tuan has been stopped by the police 4 times. The latest incident took place only a few weeks ago. Tuan was helping a friend from Vietnam looking for work when they were stopped by the police. Tuan recountted, “Even though my passport was still valid, the police said he did not believe I was a tourist. He said, ‘I know you are here to work. If you are a tourist, why don’t you have any money to spend? What hotel are you staying?’ He took us in his car and drove us to the front of the immigration agency. He said, ‘You decide whether you want me to take you inside or you pay me and I let you go.’ We didn’t have much money in our pocket, so he took my cell phone instead.”

Tuan’s experience is not uncommon. Many Vietnamese workers have to pay the police in money or by cell phone to be let go. Recently, I received a call from Thoai. He told me over the Thai New Year, he went out with some friends and were stopped by the police. As a result, he also lost his cell phone. Thoai said sadly, “Now I have to work for about two weeks to have enough money to buy another phone.”
Duong Hoang Thuan


Duong Hoang Thuan is Thoai’s older brother. He is 25 years old, and comes from Huong Son District in Ha Tinh province. Thuan came to Thailand in 2004 and found work sewing clothes. He is paid 16 baht for every pair of pants he finishes. According to Thuan, on average, he can complete about 25 pairs of pants each day. As a result, each month, he is able to make about 8,000-9,000 baht.

Thuan has also had encounters with the Thai police. But unlike others who only had to pay money and let go, Thuan was put in prison for ten months not long after he came to Thailand. During those ten months, Thoai, Thuan’s brother had to use most of his earnings to take care of Thuan while he was in prison. After that period, Thuan was deported to Campuchia because he told the police that he was from this country. However, family and friends sent him money so that he could make his way back into Thailand again.

After returning from Kampuchia barely a month, Thuan was arrested again. This time, he was not even outside on the streets, but working inside the Thai owner’s home. Someone had reported to the police that there were illegal workers in that house. Thuan was put in prison for one month.

Another time that Thuan was stopped by the police, he only had to pay about 800 baht. “I only had 1000 baht in my pocket. So the police took 800 and let me have 200 so I could take the taxi home,” Thuan recounted. For some people, depending on how well they can deal with the police, they may have to pay 3,000-4,000 if they had the money in their wallet. But most are willing to pay to be let go because they don’t want to be taken to the police station, and then to the immigration agency. Once they are taken in, things become even more costly and complicated. Even though police corruption is bad for Thai society, but for the illegal workers, police corruption also helps them to be not arrested and deported to Vietnam.

According to Thuan, “The bad thing about working in Thailand is that we don’t have freedom to go about as we like. But on the other hand, Thai people are very good-hearted. Life here is more pleasant than in Vietnam.”

No one is sure how many Vietnamese workers there are in Thailand. The workers themselves tell me that there may be up to several hundred thousand. Even though life is not easy here, but for most, it is still better than in their home villages in Vietnam, where the situation is difficult and nowadays, even expensive.