Wednesday, September 9, 2015

Ba điều cần thiết trong đời sống của một nhà truyền giáo



Từ ngày đầu tiên bước vào nhà dòng Ngôi Lời sau khi tốt nghiệp đại học cho đến tám năm sau khi tôi được Đức Giám Mục đặt tay tấn phong để trở thành một linh mục truyền giáo thực thụ, tôi đã học hỏi được nhiều điều từ cách sống trong cộng đoàn, cách diễn giải Kinh Thánh cho đến cách cử hành các bí tích phụng vụ, v.v. Nhưng cũng có những thứ khác mà tôi chỉ thực sự cảm nhận được một khi đã dấn thân vào đời sống truyền giáo nơi mà những kiến thức và lý thuyết luôn bị thách thức bởi những tình huống thực tế khiến tôi phải không ngừng điều chỉnh lối suy nghĩ và cách thức làm việc của mình. Bài viết này không có tính chất thần học cao siêu hay là lý thuyết gì mới mẻ. Nó đơn thuần chỉ là những cảm nhận của riêng tôi trong những khoảng khắc mà tôi dừng lại để suy gẫm về những gì mình đã trải qua trong hành trình sống đời sống ơn gọi thánh hiến và truyền giáo. 

Khi nghĩ về đời sống truyền giáo của mình, tôi nhận ra có ba điều quan trọng không thể thiếu được vì chính qua những điều này mà công việc và căn tính nhà truyền giáo của tôi được hình thành và phát triển. Thiết nghĩ những điều tôi chia sẻ ở đây cũng không khác biệt với kinh nghiệm của các nhà truyền giáo khác về tính chất. Có gì khác biệt thì chỉ là những tình huống trong cuộc sống của từng người ở những bối cảnh và môi trường phục vụ khác nhau. Nhưng đó cũng là những điều làm cho những trải nghiệm của mình đặc biệt và đủ có giá trị để chia sẻ với người khác trong tinh thần cởi mở và cảm thông. 

Điều quan trọng đầu tiên mà tôi muốn chia sẻ đó là lòng ao ước của một nhà truyền giáo để được phục vụ trong cánh đồng truyền giáo của Chúa. Tôi nhớ rất rõ từ khi khái niệm ơn gọi truyền giáo được khơi dậy trong thâm tâm tôi, tôi đã luôn luôn ao ước được đi tới một nơi thật xa, khác hẳn với môi trường quen thuộc trong cuộc sống thường nhật để phục vụ Chúa và tha nhân. Ở đó tôi có thể cống hiến bằng những khả năng mà Chúa đã ban cho mình cũng như những gì tôi đã học hỏi được qua việc học tập và đào tạo. Ở đó tôi có thể chia sẻ tình yêu mà Thiên Chúa dành cho nhân loại bất kể giới tính, dân tộc hay địa vị xã hội . Khi bước vào nhà dòng, tôi đã luôn hướng tới ngày mà tôi sẽ được bề trên sai đi tới một vùng đất xa xôi để tôi có thể sống phiêu lưu với ơn gọi truyền giáo của mình. Và điều mà tôi ôm ấp trong lòng bấy lâu cũng đã trở nên hiện thực khi tôi nhận được bài sai đi phục vụ ở một tỉnh lẽ vùng đông bắc Thái Lan, ở trong một giáo xứ nhỏ bé kém phát triển mà gần một nửa các “giáo dân” đi tham dự Thánh lễ Chúa Nhật là các bệnh nhân và trẻ em mồ côi bị nhiễm HIV đang được chăm sóc và nuôi nấng trong trung tâm của hai hội dòng Ngôi Lời và dòng Mẹ Tê-rê-xa. 

Nhà thờ Tổng Lãnh Thiên Thần Micae là một ngôi nhà thờ nhỏ bé nhưng xinh xắn nằm trên một con đường khá rộng vừa mới được xây cất. Mặc dầu tương đối gần trung tâm của tỉnh, nhưng xung quanh nhà thờ có nhiều đồng ruộng nơi người dân trồng lúa hoặc cây mía. Ngoài ra còn có những cây bạch đàn, cây hoa sữa, những bụi chuối và những loại cây khác được trồng trong khuôn viên nhà thờ cũng như dọc con suối nhỏ chạy ngang qua đất giáo xứ làm cho khuôn viên nhà thờ nhìn rất thiên nhiên và mát mẻ. 

Khi đến nhà thờ Tổng Lãnh Thiên Thần Micae, tôi thấy rằng ở đây nhiều giáo dân không đi lễ ngày Chúa Nhật vì họ bị ảnh hưởng nhiều bởi văn hóa của người Phật giáo. Đối với người theo đạo Phật tại Thái Lan thì việc đi chùa không phải là điều bắt buộc, vì thế nhiều người Công giáo không có khái niệm bỏ lễ ngày Chúa Nhật là một tội trọng. Một phần người Công giáo ở đây không có thói quen đi lễ cũng vì nhà thờ chỉ mới được xây dựng sau này bởi một tu huynh dòng Ngôi Lời, còn trước đó giáo dân có muốn đi lễ cũng không có nhà thờ để đi.

Khi tôi mới đến nhận xứ thì trong cộng đoàn không có ban hành giáo, không có giáo lý viên, không có ca đoàn hoặc nhạc cụ, cũng không có ban giúp lễ hoặc nhóm sinh hoạt giới trẻ. Tôi là vị linh mục quản xứ người thứ 6 trong thời gian 6 năm từ khi nhà thờ được xây cất. Khi chứng kiến điều này phản ứng đầu tiên của tôi là buồn vì đời sống đạo trong giáo xứ thật ít ỏi và tẻ nhạt. Ngân sách của giáo xứ cũng ít ỏi không kém, chỉ vỏn vẹn 300 USD một tháng cho tất cả những chi phí và sinh hoạt của giáo xứ cũng như của vị quản xứ. Khi đó, nhà xứ chưa được xây dựng. Tôi ở trong một căn nhà nhỏ trong trung tâm trẻ mồ côi. Trong những ngày đầu tiên đó, tôi hay ngồi trước hiên nhà, nhìn các em mồ côi chạy chơi trên sân cỏ mà trong lòng tự vấn, mình có thể làm được điều gì ở nơi xứ đạo này?

Trong khi tôi băn khoăn và đặt ra những câu hỏi cho chính mình cũng là lúc tôi chợt nhớ ra rằng Chúa đã ban cho tôi chính điều mà tôi đã hằng mong ước. Ở đây, giữa những con người bị xã hội xa lánh và ruồng bỏ, giữa những con người nguội lạnh về tâm linh, và giữa muôn con người không biết gì về Thiên Chúa, tôi đã được trao phó trọng trách quan trọng là giới thiệu Tin Mừng của Chúa đến với họ. Ở đây tôi đã được ủy thác công việc làm chứng nhân cho Chúa và gieo rắc niềm vui Tin Mừng của Ngài để nước trời ngày càng được triển nở. Và như thế tôi đã bắt tay vào công việc của mình trong thái độ hăng say và bình an. Tôi đã nhận ra rằng sứ vụ của mình không phải là đi đến một nơi sung túc, đầy đủ tiện nghi và mọi thứ đều nằm trong khuôn khổ. Ngược lại, điểm khởi đầu của tôi là một căn nhà nhỏ bé giữa một cánh đồng truyền giáo rộng mênh mông để ở đó tôi có thể tha hồ phiêu lưu, có thể thử nghiệm, có thể làm tất cả những gì mà sức lực và tinh thần của tôi cộng hưởng với ân sủng Chúa có thể làm được. Giờ đây tôi không thể chỉ sống với một giấc mơ hão huyền nhưng với chính những thách đố của thực tại trong đời sống truyền giáo của mình. 
Và đây chính là điều quan trọng thứ hai mà tôi muốn chia sẻ trong bài viết này. Đó là ơn Chúa. Kiến thức tôi có rất nhiều. Dầu sao đi nữa thì tôi cũng đã có trong người mấy cái bằng về sinh hóa học và Á châu học cũng như thần học. Tôi cũng đã được đào tạo kỹ lưỡng bởi các cha trong hội dòng của tôi ở Hoa Kỳ để có thể đảm nhận công việc của mình. Nhưng tôi đã nghiệm ra một điều, kiến thức và khả năng mà thôi thì không thể nào đủ. Và cho dù lòng ao ước có cao đến bao nhiêu mà không có ơn Chúa thì khó lòng làm nên việc. 

Có một sự việc mà tôi luôn cho rằng đó là ơn Chúa đối với tôi xảy ra sau khi tôi đến nhận xứ được hơn một tháng. Một ngày nọ, khi tôi đang nghỉ trưa thì bổng nhận được một cuộc điện thoại. Trên điện thoại là giọng nói của một người phụ nữ. Cô ta giới thiệu mình tên Ratiya, đang ở Nong Bua Lamphu, cách nhà thờ khoảng 10km. Cô nói rằng đã đến ở Nong Bua Lamphu 5 năm rồi, nhưng thời gian qua không đi lễ vì một số vấn đề cá nhân trong cuộc sống làm cho cô xa lìa Chúa và nhà thờ. Nhưng bây giờ cô muốn trở lại với đời sống đạo và hơn thế nữa, cô muốn cộng tác vào các sinh hoạt của giáo xứ. 

Những lời nói của cô Ratiya làm tôi không thể tin được vì nó quá bất ngờ, đặc biệt là ở một môi trường như tỉnh Nong Bua Lamphu. Tôi hẹn gặp cô Ratiya để nói chuyện thêm vì trao đổi trên điện thoại không thuận tiện lắm. Lúc đó khả năng tiếng Thái của tôi cũng chỉ mới ở mức căn bản nên giao tiếp trên điện thoại vẫn còn gặp khó khăn. Khác với nhiều người Thái mà tôi đã từng giao tiếp, cô Ratiya đến gặp tôi đúng giờ hẹn. Và tôi cảm thấy bất ngờ khi thấy cô là một người còn trẻ, chỉ mới ngoài 30 tuổi. Cô cho biết công việc chính của cô là dạy học sinh mẫu giáo ở một trường tư trong tỉnh. Sau khi chia sẻ ít nhiều về câu chuyện đời sống của cô, mình hiểu được những khó khăn trong cuộc sống mà cô đã trải qua. Mình hỏi cô Ratiya rằng: - Vậy cô nghĩ rằng mình có thể cộng tác vào những việc nào của giáo xứ?

Cô Ratiya trả lời: - Thưa cha, tôi có thể dạy giáo lý vì trước đây tôi cũng đã từng dạy giáo lý khi còn ở quê tôi. 

-Như vậy thì tuyệt vời quá. – Tôi nói. - Ở đây hiện giờ không có giáo lý viên, mà các em thiếu nhi cũng khá nhiều. Trong trung tâm mồ côi có rất nhiều em cần phải học giáo lý. Mà các seour chăm sóc thì toàn là người nước ngoài với khả năng tiếng Thái quá hạn chế nên không thể dạy cho các em được. 

- Thưa cha tôi có thể dạy cho các em. 

- Ngoài việc dạy giáo lý ra cô còn có khả năng gì nữa? – Mình hỏi tiếp.

- Thưa cha tôi có thể đánh đàn organ. 

Nghe đến đây mình cảm thấy phấn khích vô cùng vì đó chính là điều mà nhà thờ đang cần. Thời điểm đó tiếng nhạc trong Thánh lễ chỉ phát ra từ một cái máy chơi đĩa CD có nhạc thánh ca không lời thu sẵn. Tại Thái Lan vì có không ít nhà thờ thiếu người chơi nhạc cụ nên những đĩa CD nói trên là nhằm phục vụ cho những nơi có hoàn cảnh như thế. Mặc dầu trong nhà thờ của mình chưa có đàn, nhưng dù có cũng không có người chơi. Việc tìm cho được một cây đàn thì không khó, nhưng để có người chơi đàn trong Thánh lễ không phải dễ dàng có được ở một vùng quê. 

Hóa ra cô Ratiya có rất nhiều khả năng để có thể giúp công việc cho giáo xứ. Cô không chỉ biết dạy giáo lý, biết đánh đàn, biết hát, mà còn có kiến thức về phụng vụ. Khi đó tôi đã nghĩ rằng, có nằm mơ cũng không thể tìm ra được một người giúp việc như cô Ratiya, đặc biệt là ở một nơi như thế này. Và còn kỳ lạ hơn nữa là cô đã đến với tôi một cách thật bất ngờ. Mặc dầu cô đã định cư ở đây tới 5 năm, mà suốt thời gian qua đều có những vị linh mục người Thái có, người nước ngoài có đến để phục vụ, nhưng cô đã không liên lạc để cộng tác cho đến khi tôi tới nhận xứ. Cuối cùng, tôi chỉ có thể xác quyết rằng, sự xuất hiện của cô Ratiya là một hồng ân của Chúa dành cho tôi khi tôi đã mở lòng đón nhận sứ vụ của mình với thái độ chấp nhận và bình an.

Với sự giúp đỡ của cô Ratiya cũng như những giáo dân chủ chốt khác trong cộng đoàn, dần dần giáo xứ cũng có được một ban hành giáo, có chương trình giáo lý và sinh hoạt giới trẻ đều đặn. Thời gian sau, giáo xứ còn tổ chức những chương trình dạy hè và sinh hoạt cho các em thiếu nhi trong tỉnh, những chương trình tĩnh tâm, hội trại và kỷ năng sống cho giới trẻ, chương trình bác ái xã hội để giúp đỡ người nghèo, đặc biệt là những cụ già neo đơn, và còn có thêm một chương trình radio Công giáo phát sóng mỗi tối trên đài radio địa phương. Với sự cộng tác của cô Ratiya, các giáo dân, và các bạn trẻ, giáo xứ nhỏ bé của tôi trở nên một nơi sinh động với rất nhiều sinh hoạt tâm linh và giáo dục; mà những chương trình này thì chỉ có được khi Chúa ban cho tôi một người trợ tá không chỉ có tài nằng mà còn có nhiệt huyết. 

Để nói về ơn Chúa thì còn có nhiều ví dụ khác mà tôi có thể nêu lên như một dẫn chứng về tình yêu và lòng thương xót mà Chúa đã dành cho tôi trong cuộc đời phục vụ của mình. Nhưng tôi không nói nhiều vì tôi nghĩ rằng chỉ một sự việc trên cũng đã đủ để chứng mình rằng ơn Chúa đã đồng hành với tôi ngay từ những bước đầu trên cánh đồng truyền giáo. Và đến bây giờ ơn Chúa vẫn đang sát cánh cùng tôi trong việc học tập cũng như mục vụ đòi hỏi sự dấn thân và kiên trì để làm được.

Điều cuối cùng mà tôi muốn chia sẻ cũng là một điều quan trọng không kém ân sủng của Chúa. Đó là lời cầu nguyện. Tất cả các nhà tu trì đều ý thức được rằng việc cầu nguyện cần thiết như thế nào trong đời sống của mình. Giữa muôn vàn thử thách mà một nhà truyền giáo phải trải qua, có thể nói không cách nào hữu hiệu và thiết yếu hơn để đối phó bằng lời cầu nguyện. Tôi đã cảm nhận được điều này một cách sâu xa trọng sự việc tai nạn giao thông xảy ra với đoàn giới trẻ Việt Nam trên đường đi tham dự Đại hội giới trẻ Việt Nam tại Thái Lan ngày 2 tháng 6, 2014 vừa qua. Trong đoàn trên 60 người đi tham dự từ Bangkok, một trong những chiếc xe đã gặp tai nạn khiến xe bốc cháy và dẫn đến hậu quả khủng khiếp là tài xế và 13 người Việt đã bị thiệt mạng một cách thảm thương. Trong chiếc xe gặp nạn chỉ còn hai bạn trẻ là thoát chết. Và một trong những nạn nhân là linh mục Giacobe Vũ Văn Hanh, OP. Tai nạn xảy ra cách nơi tổ chức đại hội là nhà thờ Tổng Lãnh Thiên Thần Micae, tỉnh Nong Bua Lamphu 100 km. Khi đó tôi trong vai trò là người tổ chức đại hội đang chờ đợi để đón tiếp tất cả các bạn trẻ Việt Nam từ nhiều nơi trên nước Thái đến tham dự. Nhưng thay vì được chào đón các tham dự viên trong tinh thần phấn khởi hân hoan, thì tôi đã nhận được hung tin từ lúc sáng sớm về vụ tai nạn mà trong mơ tôi cũng không bao giờ hình dung ra nỗi. 

Sau khi thông tin về vụ tai nạn lan ra, không chỉ tôi hoặc những người gần gũi cha Giacôbê và các bạn trẻ đã tổ chức cầu nguyện, mà ở nhiều nơi trên khắp thế giới, rất nhiều người cũng đã chung lời cầu nguyện. Tôi đã rất cảm động khi thấy các nhóm bạn trẻ Việt Nam tại Thái Lan cũng như những cá nhân các bạn trẻ trong cộng đoàn Công giáo Việt Nam trên đất Thái đã nhiệt tình tổ chức quyên góp để giúp đỡ các gia đình trong lúc khó khăn. Một điều có thể hiểu được rằng sự thật về vụ tai nạn thương tâm không hề thay đổi. Chúa đã không làm cho những người thiệt mạng sống lại. Chúa đã không biến vụ tai nạn trở nên như một cơn ác mộng mà khi chúng ta tĩnh thức và hoàn hồn thì ngộ ra đó chỉ là một giấc mơ. Ngài cũng đã không làm cho vụ tai nạn bớt khủng khiếp. Nếu ai đã có mặt ở hiện trường và chứng kiến chiếc xe bị cháy nát, hoặc những xác người bị thiêu rụi thì mới hiểu được sự kinh khủng của vụ tai nạn như thế nào. Tuy nhiên, qua lời cầu nguyện, Ngài đã làm cho nỗi đau khổ của chúng tôi và đặc biệt của các gia đình dễ chịu đựng hơn. Ngài đã giúp cho nỗi tuyệt vọng trong chúng tôi mau tan biến hơn. Và Ngài đã giúp làm cho nỗi bàng hoàng trong chúng tôi được cất đi một cách nhanh chóng hơn. Đây chính là kết quả của việc cầu nguyện liên lĩ của tất cả chúng tôi là những thân nhân, ân nhân, và người quen biết cha Giacôbê và các bạn trẻ.

Riêng đối với tôi, trong những ngày điều phối công việc để giải quyết vấn đề liên quan đến chính quyền, xác nhận danh tính thi hài, và tổ chức đưa các thi hài về quê hương, tôi đã từng chia sẻ với nhiều người rằng quả thật đây là một cú sốc vô cùng lớn lao đối với tôi. Sự việc xảy ra chỉ năm ngày sau ngày tôi kỷ niệm 8 năm trong đời sống linh mục. Và có thể nói trong suốt 8 năm làm linh mục, tôi chưa bao giờ phải đương đầu với một sự việc to lớn như vụ tai nạn vừa qua. Và tôi càng bàng hoàng hơn khi sự vị xảy ra liên quan đến một sinh hoạt mà chính tôi là người tổ chức và điều hành. Trước đây tôi chưa bao giờ nghĩ tới việc trong đời sống linh mục của mình tôi phải trải qua hoặc phải đương đầu với những sự việc như thế này.

Vì thế việc phải làm gì khi có tình huống này xảy ra hoàn toàn không nằm trong vốn kiến thức hoặc kinh nghiệm mà tôi đã gom góp được trong đời sống mục vụ của mình. Trong suốt những năm được đào tạo trong nhà dòng hoặc được dạy dỗ trong trường triết học rồi thần học, không có một môn học nào giúp tôi chuẩn bị để đối phó với một sự việc khủng khiếp quá mức tưởng tượng. Vì thế, trong những ngày đó, tôi phải cầu nguyện rất nhiều. Tôi chỉ biết tha thiết cầu xin Chúa ban ơn soi sáng để tôi có thể làm những điều tốt nhất cho các nạn nhân và gia đình của họ. 

Trong những ngày đó cũng đã có rất nhiều người cầu nguyện cho tôi. Dường như mỗi ngày tôi đều nhận được những tin nhắn trên điện thoại hoặc trên mạng rằng họ đang nhớ đến tôi và đang cầu nguyện cho tôi. Đặc biệt mẹ của tôi ở Mỹ mỗi ngày vẫn để lại những lời nhắn tin trên điện thoại để động viên tinh thần của tôi cũng như chia sẻ những nỗi khổ mà tôi đang trải qua. Mẹ tôi cũng không quên nhắc nhở tôi phải tin tưởng và phó thác vào Chúa. Tôi tin rằng chính lời cầu nguyện của tôi cũng như những người thân quen của tôi đã giúp cho tôi có những ơn cần thiết để thực hiện trách nhiệm mà Thiên Chúa đã trao phó cho tôi. Những ngày đó, tôi ăn ngủ không tốt vì quá lo lắng và bận rộn với công việc. Nhưng tôi đã vượt qua những thử thách đó bằng lời cầu nguyện và lòng tín thác vào Chúa. Cho đến đêm cuối cùng khi đoàn xe chở các thi hài và người thân của các nạn nhân về Việt Nam từ Thái Lan, trong lòng tôi chỉ biết nói lên lời cảm tạ vì nếu không có sức mạnh của Chúa thì có lẽ tôi cũng đã bị kiệt quệ về thễ xác cũng như tinh thần. 

Trải qua những kinh nghiệm và biến cố khác nhau trong đời sống truyền giáo, tôi đã nhận thức được rằng. Để phục vụ hiệu quả, tôi cần phải có lòng ao ước đi kèm với những khả năng và kiến thức nhất định để biến lòng ao ước đó trở thành hiện thực. Nhưng đó chỉ là một phần nhỏ của cuộc sống của một linh mục truyền giáo. Có những thứ mà không có bất cứ khả năng hoặc sự nỗ lực nào có thể đem lại cho mình. Đó là ân sủng, một món quà ban tặng từ bàn tay của Thiên Chúa. Đó là lời cầu nguyện như một phương tiện để chống chọi với những khó khăn và thách đố trong cuộc sống. Đối với một nhà truyền giáo phục vụ những người nghèo, những người sống bên lề xã hội, nhiều khi cũng cần lắm khả năng giao tiếp và tìm những nhà hảo tâm giúp đỡ về tài chánh hoặc điều chuyên môn. Nhiều khi cũng cần lắm khả năng quản lý các dự án và tổ chức những sinh hoạt. Nhưng công việc sẽ rất khó khăn nếu không có ơn Chúa và không có những lời cầu nguyện. Tôi rất may mắn khi tôi đã ngộ ra rằng, trong đời sống phục vụ của tôi, thỉnh thoảng tôi sẽ mở miệng ra để xin lời cố vấn từ những người chuyên môn. Có khi tôi sẽ mở tay ra để xin và nhận những đồng tiền đóng góp từ những nhà hảo tâm. Đó là những điều tôi sẽ làm rất dè dặt và chỉ làm khi nào thật sự cần thiết. Nhưng đối với ơn sủng và lời cầu nguyện thì tôi sẽ luôn sẵn sàng làm một người ăn xin chuyên nghiệp. Tôi sẽ không bao giờ ngần ngại xin Chúa ban cho tôi những ơn cần thiết để sống ơn gọi của một nhà truyền giáo một cách xứng đáng. Và tôi sẽ không bao giờ dè dặt khi mở miệng xin người khác cầu nguyện cho tôi để tôi có đầy đủ tâm huyết và sức mạnh để thực hành những gì được trao phó cho tôi.

Saturday, February 15, 2014

Nhìn lại một kỳ nghỉ phép




Khi nói đến đời sống của một nhà truyền giáo thì ai cũng nghĩ tới những công việc ở những nơi xa xôi, nghèo khó đòi hỏi sự dấn thân và hy sinh lớn lao để thực hiện sứ mạng được giao phó. Có lẽ trong những bài viết trong cuốn đặc san này chúng ta cũng sẽ được đọc nhiều về những kinh nghiệm của các nhà truyền giáo Ngôi Lời đang phục vụ khắp nơi trên thế giới. Trong những số trước tôi cũng đã từng viết về những trải nghiệm của mình tại đất nước chùa vàng Thái Lan, nơi tôi đã đến truyền giáo từ năm 2007 cho đến nay. 

Nhưng trong bài chia sẻ này tôi sẽ không viết về kinh nghiệm truyền giáo mà tôi sẽ chia sẻ về thời gian “không truyền giáo” đó là cái thời gian nghỉ ngơi xảy ra ba năm một lần còn được gọi là “home leave.” Cứ mỗi khoảng ba năm, có thể hơn nhưng ít khi trước, thì một nhà truyền giáo Ngôi Lời đang phục vụ ở nước ngoài được phép về thăm gia đình. Nghe nói ba năm thì có vẻ dài thật, nhưng có hội dòng còn lâu hơn thế nữa mới được về quê. Âu là cũng vì tinh thần dấn thân theo Chúa phục vụ quên mình thì phải hy sinh nhiều điều quan trọng trong đời sống, ngay cả gia đình và người thân, mới có thể thực hiện cái lý tưởng trong ơn gọi của mình. 

Trường hợp của tôi là tôi vừa có một kỳ nghỉ dài ba tháng theo luật của Hội dòng, đúng vừa lúc tôi kết thúc nhiệm kỳ mục vụ của mình tại nhà thờ Thánh Micae tại tỉnh Nong Bua Lamphu miền đông bắc Thái Lan, là điểm truyền giáo đầu tiên của dòng Ngôi Lời tại quốc gia này. Vì đã xong nhiệm kỳ, mọi việc đều được bàn giao lại cho giáo phận và hội dòng nên tôi được đi nghỉ trong tâm trạng thảnh thơi, không phải suy nghĩ về những việc đang chờ đợi mình sau khi trở lại giáo xứ từ một kỳ nghỉ dài như thế. Và tôi đã tận dụng thời gian ba tháng của mình không thiếu một ngày nào. Không phải các nhà truyền giáo ai cũng có thể làm được điều đó khi có kỳ nghỉ. Có người vì công việc quá chồng chất nên chỉ sắp xếp được thời gian một hai tháng cho dù hội dòng cho phép đi tới ba tháng. 

Kỳ nghi của tôi lần này rơi vào một thời điểm thật thuận tiện như đã nói trên. Còn may mắn hơn nữa là trùng hợp với dịp Tết Nguyên Đán nên tôi đã có được một cái Tết thật đầm ấm và hạnh phúc bên cạnh cha mẹ, các anh chị, và các cháu. Vài ngày trước Tết, khi tôi nhìn mẹ tôi trang trí nhà bằng những chậu hoa lan và cành hoa đào mới tậu về từ chợ hoa trước thương xá Phước Lộc Thọ thì tôi mới sực nhớ đây là cái Tết đầu tiên mình được ăn với gia đình trong 19 năm qua. Hóa ra là thời gian 18 năm trước đây, nào là mình đón Tết với bạn học, với các anh em trong dòng, với những bạn trẻ nghiện ma túy tại Việt Nam, những sinh viên du học hoặc lao động di dân Việt Nam tại Thái Lan, nhưng cái Tết với gia đình thì không. Chỉ một cuộc điện thoại chúc Tết ba mẹ và các anh chị rồi được nghe mẹ kể là nhà ăn Tết như thế nào, chứ đâu có cái cảm giác được dâng Thánh lễ đầu năm với gia đình, được mở cái bánh bột lộc thơm phức mà mẹ tự tay gói bằng lá chuối, được uống chén trà chung với bố vào buổi sáng đầu xuân, hoặc là được đuổi bắt và ôm những đứa cháu dễ thương của mình. Đối với tôi những điều đó là một xa xỉ, nhưng tôi đã trải nghiệm tất cả trong dịp thăm gia đình lần này. 

Tuy nhiên ngoài thời gian được gần gủi với gia đình, nhất là với bố mẹ bây giờ đang ở cái tuổi khá cao, tôi còn có dịp đi thăm một số bạn bè ở các nơi, có người tôi đã không được gặp từ khi tốt nghiệp đại học và khăn gói vào Đại Chủng Viện. Những chuyến đi của tôi, có khi bằng máy bay, có khi bằng xe đò hoặc bằng xe cá nhân, đã đưa tôi từ quận Cam tại miền nam California đến miền bắc của tiểu bang, qua tới Texas, và thậm chí đến Canada để hội ngộ với một người bạn thân đã từng học trong đại chủng viện với tôi. Những chuyến đi này là thời gian cho tôi nối kết lại những mối quan hệ cũ hoặc xây dựng mối thân tình với những người bạn, mà do đời sống và trách nhiệm khiến chúng tôi không thể dễ dàng được gặp gỡ hoặc có thời giờ cho nhau. 

Đi ra nước ngoài truyền giáo tôi mới thấy những mối quan hệ này càng quí giá vì đây là những người mà tôi có thể gọi là bạn thật sự. Như tôi đã từng chia sẻ trong một bài viết đâu đó, ở trên vùng đất truyền giáo, tôi chỉ có giáo dân, có ân nhân, có những người giới trẻ mà tôi dạy dỗ và giúp đỡ, có những người nghèo mà tôi phục vụ, có những đồng nghiệp cùng chia sẻ công việc với tôi, nhưng dường như tôi không có bạn, loại bạn mà người ta có thể ngồi để uống cốc bia và trò chuyện, tranh cải, trêu chọc nhau một cách thoải mái vô tư. Ở đây tôi không có bạn không phải vì tôi giữ kẻ hoặc khoảng cách, mà vì hình như môi trường sống chỉ tạo điều kiện cho tôi có những mối quan hệ như nói trên mà không cho tôi có những người bạn. Tôi từng chất vấn mình về điều này và cuối cùng cũng đến cái kết luận rằng có lẽ đây là một trong những điều mà tôi phải hy sinh khi đã quyết định dấn thân phục vụ Chúa trên cánh đồng truyền giáo. 

Nơi cuối cùng mà tôi đã đến trong các chuyến đi của mình mà tôi không thể nào bỏ qua được trong các kỳ nghỉ đó là Nhà mẹ dòng Ngôi Lời và Thần học viện tại Chicago, và Triết viện ở Iowa. Ở các nơi này có những khuôn mặt thân quen đã từng đào tạo tôi từ những năm mới khập khiểng vào dòng cho tới năm tôi thấy mình đủ trưởng thành và vững vàng để tuyên thệ ba lời khấn trọn đời và sau đó là quỳ gối trước vị giám mục để lãnh nhận chức thánh. Ở đây có những khuôn mặt thân quen đã từng đồng hành với tôi trong những năm đang tìm hiểu ơn gọi và giúp tôi xác quyết hướng đi của mình trong đời. Ở đây có những người luôn theo dõi công việc truyền giáo của tôi tại Thái Lan và luôn có lời khuyến khích và nâng đỡ để tôi duy trì lòng nhiệt huyết phục vụ Chúa qua tha nhân. Và ở đây có rất nhiều khuôn mặt mới, những người thế hệ đàn em – họ cũng như mình trước đây, đang mày mò, đang học hỏi, đang tìm cho mình một lối đi trong đời cho đúng đắn. Tôi muốn gặp gỡ họ, muốn chia sẻ với họ, muốn khuyến khích họ, và muốn mời họ cùng chung tay với mình trên cánh đồng truyền giáo. 

 
 
Như thế sau ba tháng, tôi đã kết thúc kỳ nghỉ của mình và đã trở lại Thái Lan. Trong vali của tôi có mang theo nhiều thứ từ Mỹ, như những món đồ tôi đã mua sắm và những món quà tôi đã nhận được từ những người thân. Những thứ đó rất cần thiết và tôi sẽ dùng nó trong những ngày tháng sắp tới tại Thái Lan. Nhưng có những thứ khác tôi mang theo thì không chiếm bất cứ chỗ nào trong hành lý, không hề phải bị kiểm soát khi đi qua cửa khẩu, bị đặt lên bàn cân hoặc đặt vào máy soi. Đó là những kỷ niệm và những hình ảnh tuyệt vời trong ký ức tôi về một chuyến đi thăm ba mẹ, thăm anh chị và các cháu, thăm bà con bạn bè, thăm các anh em trong dòng, mà tôi không biết ba năm tới khi tôi có dịp trở lại Mỹ có được như lần này hay không. Dù sao đi nữa thì cuộc đời là một chuyến đi và đời sống của một nhà truyền giáo lại càng như thế nữa. Và không có chuyến đi nào giống chuyến đi khác. Luôn có những điều mới lạ để khám phá, những thay đổi để ghi nhận, những điều hay để học hỏi. Chuyến đi này liên kết với chuyến đi khác và còn hỗ trợ cho những chuyến đi trong tương lai. Đối với tôi chuyến đi vừa qua đã mang lại cho mình nghị lực và tinh thần để có thể khởi hành chặng đường sắp tới trên cánh đồng truyền giáo với lòng tạ ơn đối với những món quà và hồng ân mà Chúa đã ban tặng cho tôi trong những ngày vừa qua. 

 
 
Bangkok, ngày 24.4.2013

Thursday, August 23, 2012

On Evolution (For students)



When I was in the 7th grade, I had a very good teacher in my science class. Mr. George McGough was his name. In his classroom there were many ancient artifacts and posters of archaic man like Neanderthals and Cro-Magnon Man. He took the class to fields trips at the museum to study the evolution of human beings in a more interesting way.
I was fascinated by everything that Mr. McGough taught us. Yet at the same time, I was internally disturbed. I had grown up always thinking that God created the world and human beings, the first were named Adam and Eve. So how could it be possible that we evolved from apes and from simple living organisms millions of years ago? It just seemed like my science class was going against everything that I had been taught to believe in.
One day I found a Christian magazine that had articles refuting the theory of evolution. I read the magazine and thought that the arguments made sense. I decided to bring the magazine to Mr. McGough one morning before class began and gave it to him to read. I was thinking that I would “enlighten” my teacher on the truth. Mr. McGough took the magazine and thanked me. He didn’t try to tell me to believe or not to believe. He just accepted the magazine. I am not sure if he ever read it.
My interest in the theory of evolution began with my 7th grade science class and it continued for years afterward. In 8th grade, I even wrote an extensive “research paper” on the “Origin of Species” to enter into a district science competition, of which I received the first place prize.
When I entered the university, my major was biochemistry, so I became a full time science student. Although I am now a missionary priest, and everything I do is about God, I am very proud of and thankful for my science background. Studying science has helped me to think logically, to appreciate the laws that govern how life and nature work, and to look for facts and evidence in every situation that I encounter.
Some may be surprised why a priest would have a degree in science, but in fact it shouldn’t be surprising. In the history of the world, some of the greatest mathematicians, physicists, and scientists are Catholic. The Catholic Church is comprised of countless men and women past and present who are scholars in all kinds of fields. One can say that no matter what field of studies there are on earth, there are probably Catholics engaged in that area.
We can do this because there is nothing in our Catholic faith that prevents us from studying science, to use our reasoning to understand the universe. Human reasoning is a gift that God has granted to us so that we can understand the things around us in a fuller and deeper way. From there, we can also gain knowledge and insights about God as the Creator of the universe in which we live.
The theory of evolution has come about as a result of looking at the evidence available to us. Many famous scholars have studied this theory, and it has been put forth based on solid scientific evidence. Pope Benedict XVI used to comment, “There are many proofs in favor of evolution.” If we look at the evidence and see that it is convincing, why do we have to reject it? The Catholic Church does not reject the theory of evolution as false.
On the other hand, does accepting the theory of evolution mean that there is no God? Absolutely not. It’s true that things on earth evolve from one thing into another over long expanses of time. The evidence show us that. But as our Pope said in a meeting on evolution at the Vatican, "In order to develop and evolve, the world must first be, and thus have come from nothing into being.” How does the world come into being? There has to be a Creator, whom we call God. Pope Benedict also said, the Creator “is the cause of every being and all becoming.”
Therefore, by accepting evolution as the process of how human beings came to exist, we do not have to exclude God out of the picture. In fact, God is involved in the creation of the universe and the development of life and the world. So we don’t have to believe that everything in the world is just pure chance and chaos. Most importantly, we definitely don’t have to believe that we came about on earth just by accident. Yes, we came about by evolution. But evolution does not mean that God did not think about us, did not forsee our presence, did not want us, and did not love us. Evidence from science only tells us what is on the surface. However, our faith and experience tell us a much deeper and more meaningful truth. And that truth is: we came to be because God planned it for us.
Now you ask, OK, if we believe in evolution, then what do we do with the stories from the Book of Genesis that tell of God creating the universe and the world in six days and of the creation of Adam and Eve? As you know, not everything in the Bible is meant to be taken literally. The Catholic Church believes that the creation account from Genesis is an allegory. An allegory is an extended metaphor, especially a story in which fictional characters and actions are used to understand and express aspects of concepts relating to human existence. We read this story to understand how the world and human beings have come about as a result of God’s plan, love, and care. In fact, the creation story tells of a progression of events leading to different things coming about. If we think about it, this is quite symbolic of an evolutionary process that takes place in nature.
From the Book of Genesis, we also see how humans beings are favored and loved by God, but also how we have rejected God due to our weaknesses. From the story, we see the difference between what it means to live in the state of God’s grace and the state of sin. When we read the creation story and the story of Adam and Eve, we don’t have to take every word literally. It is the truths that the story tries to tell us that are most important.
As we can see, the Catholic Church is by no means rejecting evolution as an explanation for the development of life, specifically how human beings came about. However, we must understand evolution and nature properly. There is nothing about the things going on in nature that deny God’s existence. In fact, by looking at nature and using the scientific method, we come to learn more about God. Galileo once said that nature is like a book whose author is God Himself.
So, in short, just because we are Catholic, and that we believe in an almighty and loving Creator, it does not mean that we only act based on blind faith. In the 2000-year history of the Catholic Church, science and scholarship have always been an essential part of our tradition. The theory of evolution, when we examine it fairly and properly, helps us to see that science does not have to be in contradiction with our faith. On the other hand, science helps us to be stronger in our faith, to help us marvel at how great our God is. So next time when you hear that human beings come from apes, you don’t have to be upset. What is most important to us is that human beings, and all things in this universe for that matter, come from God.

Monday, June 25, 2012

Trả lời phỏng vấn nhân dịp kỷ niệm 6 năm trong đời sống linh mục


Kính tặng các Tân Linh Mục Việt Nam trong năm 2012
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

Chúa Giêsu lập Bí Tích Truyền Chức Thánh trong khi và ngay khi Người lập Bí Tích Thánh Thể, do đó, thiên chức linh mục và Bí Tích Thánh Thể không thể tách rời nhau, bất khả phân ly. Có thể nói, trên thực tế, không có linh mục cũng không có Thánh Thể, vì không có tác nhân đủ năng quyền để đọc lời truyền phép trên bánh và rượu nhờ đó biến hai hình thể hợp lệ này thành Mình Thánh và Máu Thánh của Chúa Kitô.

Tuy nhiên, theo nguyên tắc, không có Thánh Thể sẽ không bao giờ có linh mục. Hay nói cách khác, hoặc nói ngược lại, chính vì có Thánh Thể mới có linh mục, mới cần đến linh mục, và do đó linh mục chỉ là phương tiện của Thánh Thể và cho Thánh Thể mà thôi. Đó là lý do cho dù linh mục có tội lỗi đến đâu chăng nữa, có phạm đầy những tội trọng đi nữa, lời truyền phép của các vị vẫn hiệu thành, vẫn có năng lực biến bánh và rượu trở thành Mình Thánh và Máu Thánh Chúa Kitô.   

Sau nữa, linh mục không phải chỉ đóng vai trò thừa tác, ở chỗ "làm việc này mà nhớ đến Thày" (Lk 22:19), khi cử hành Thánh Thể trên bàn thờ nói riêng hay lúc ban các phép Bí Tích Thánh nói chung, mà còn bao gồm cả vai trò chứng nhân nữa. Ý nghĩa của câu "các con làm việc này mà nhớ đến Thày" cũng bao gồm cả khía cạnh chứng nhân này nữa. Bởi vì, Chúa Kitô Phục Sinh đã trao cho các tông đồ cả hai: năng quyền thừa tác và sứ vụ chứng nhân.

Về năng quyền thừa tác khi Người thở hơi trên các vị mà phán: "Các con hãy nhận lấy Thánh Linh. Các con tha tội cho ai thì người ấy được tha, các con cầm tội ai thì tội người ấy bị cầm lại" (Jn 20:22-23). Về sứ vụ chứng nhân bằng việc rao giảng và đời sống được Người ghép mầu nhiệm Vượt Qua của Người với sứ vụ chứng nhân của các vị như sau: "Như có lời chép Đấng Thiên Sai phải chịu đau khổ và sống lại từ trong kẻ chết vào ngày thứ ba. Nhân danh Người phải được rao giảng cho tất cả mọi dân nước việc thống hối để được ơn tha thứ, bắt đầu từ Giêrusalem. Các con là nhân chứng về những điều ấy" (Lk 24:46-48).

Nếu một Chúa Kitô Thánh Thể được long trọng cử hành trên bàn thờ thế nào thì Người không thể nào lại bị Kitô hữu chúng ta là môn đệ trung thực của Người nói chung và linh mục thừa tác của Người nói riêng bỏ rơi ở đầu đường xó chợ, đói không được cho ăn, khát không được cho uống, trần truồng không được cho mặc, tù đầy không được thăm viếng, khách lạ không được đón tiếp v.v. Tiếc thay, trong cuộc chung thẩm, Chúa Kitô là Vị Thẩm Phán Tối Cao không hỏi chúng ta có dâng lễ hằng ngày hay không, có bỏ lễ Chúa Nhật hay chăng, mà chỉ hỏi chúng ta về lòng bác ái của chúng ta với Người nơi thành phần anh em hèn mọn nhất của Người sống chung quanh chúng ta mà thôi.

Sau đây là cuộc phỏng vấn với một vị linh mục trẻ, Dòng Ngôi Lời, ra trường ở Đại Học Berkeley California, từng là Huynh Trưởng trong Phong Trào Thiếu Nhi Fatima  TGP/LA ở Cộng Đoàn Đức Mẹ Mân Côi Claremont Pomona, chịu chức mới được 6 năm, ngày 27/5/2006; nhưng trước khi chịu chức ngài đã xung phong đi sang Thái Lan để phục vụ những người anh chị em ở đó bất hạnh bị hội chứng liệt kháng – AIDS, hay nhiễm khuẩn liệt kháng  - HIV, từ sau khi chịu chức cho tới nay.

1- Cha đã được Thiên Chúa tuyển chọn vào hàng tư tế thừa tác của Ngài từ ngày 27/5/2006, vậy, trong 6 năm qua, cha cảm thấy đời linh mục của cha ra sao? Buồn vui thế nào?

Thưa anh thật ra sáu năm trong đời sống linh mục cũng chưa phải là dài. Nhưng nó cũng đã đủ để cho tôi cảm nhận được những nỗi vui những nỗi buồn của đời sống linh mục truyền giáo. Khi nói đến nỗi vui thì tôi thấy mình rất may mắn khi được sống một đời sống vừa phiêu lưu nhưng lại rất quân bình. Có nghĩa là được đi rất nhiều nơi, được thử nghiệm rất nhiều điều mới lạ, được gặp gỡ rất nhiều người, được trải nghiệm rất nhiều hoàn cảnh và tình huống trong cuộc sống, nhưng mình không phải như là một anh chàng cowboy hoặc là một người cướp biển, nhưng là một linh mục của Chúa. Nên mình luôn luôn có thể phiêu lưu mà lại không bao giờ thái quá vì những phiêu lưu của mình không phải để đáp ứng những nhu cầu cá nhân mà để thực hiện sứ mệnh rao giảng tin mừng được giao phó.

Tuy nhiên trong cái phiêu lưu đó thì cũng có những khoảnh khắc buồn chóng qua. Đôi khi nhìn lại đời sống của mình tôi cảm thấy tôi quen biết rất nhiều người và có mối quan hệ thân thiết với nhiều người, đó là vì tôi phục vụ rất nhiều tầng lớp. Nhưng rốt cuộc thì từ ngày tôi bước chân đến cánh đồng truyền giáo thì có thể nói tôi chưa tìm thêm được một người bạn mới nào cả. Ở đây, tôi chỉ có những mối quan hệ như cha xứ với giáo dân, anh em đồng nghiệp, thầy với trò, cha với con, v.v. chứ tôi không có mối quan hệ bạn bè với ai hết. Có lẽ đó là một nỗi buồn nho nhỏ trong đời sống truyền giáo của tôi.

2- Trước ngày được thụ phong linh mục, cha đã tình nguyện sang Thái Lan để phục vụ anh chị em bị hội chứng hay liệt kháng – AIDS, hay nhiễm khuẩn liệt kháng  - HIV, xin cha cho chúng con biết tổng quát về hoạt động mục vụ đặc biệt này của cha.

Vâng, thưa anh, một trong những động cơ thúc đẩy tôi đến truyền giáo tại đất nước Thái Lan này là vì tôi muốn phục vụ những anh chị em bị nhiễm HIV hoặc đã chuyển sang giai đoạn AIDS. Ở đây tôi cộng tác với sư huynh truyền giáo Ngôi Lời là thầy Damien Lunders và các seour dòng Mẹ Têrêxa để chăm sóc cho trẻ em mồ côi, giới trẻ cũng như người lớn bị nhiễm HIV. Đối với cá nhân tôi thì tôi có một đường hướng mục vụ đặc biệt trong vấn đề này là tôi không mấy nhấn mạnh tình trạng sức khỏe thể lý của họ. Thiết nghĩ nhiều khi chúng ta không cần phải giải quyết một vấn đề bằng cách cứ tập trung quá nhiều về nó. Người bị nhiễm HIV cũng cần có cơ hội sống một cuộc sống như những con người, sinh hoạt như bao nhiêu người khác, và tiếp xúc với nhau không phải dựa trên những kết quả xét nghiệm máu hoặc trên một cái nhãn mác nào đó, nhưng dựa trên tính chất con người.

Đó là nền tảng cho các sinh hoạt mà tôi tổ chức trong mục vụ truyền giáo của mình. Trong các sinh hoạt ở nhà thờ tôi, các bạn trẻ bị nhiễm HIV có cơ hội phục vụ và làm tình nguyện viên bên cạnh những bạn trẻ không bị nhiễm. Giáo dân trong cộng đồng đến nhà thờ tham dự lễ bên cạnh những bệnh nhân AIDS trong trung tâm. Trẻ em trong cộng đồng đến nhà thờ sinh hoạt và học hành chung với các em bị nhiễm HIV trong nhà trẻ mồ côi. Giới trẻ thường xuyên nấu thức ăn và ăn chung với nhau sau những giờ sinh hoạt hàng tuần. Một anh thanh niên thường làm đầu bếp chính mỗi ngày Chúa Nhật cho nhóm giới trẻ là một người bị nhiễm HIV.

Tâm điểm của từng sinh hoạt là việc thờ phượng, việc học hỏi, việc chia sẻ bữa ăn, v.v.. chứ không phải là con virut HIV. Các sinh hoạt tạo cơ hội cho mọi người thấy mình bình thường và có môi trường để phát huy chính mình tùy theo khả năng Chúa ban. Không phải chúng tôi che dấu về việc có người bị nhiễm HIV hoặc tránh né vấn đề. Ai đến nhà thờ hoặc đến tham gia các sinh hoạt đều biết thông tin về những người xung quanh mình. Tuy thế, họ vẫn đến vì họ chấp nhận nhau và họ thích thú với những sinh hoạt mà họ đang làm. Nhiều khi trong giờ sinh hoạt tôi lại nghe các bạn trẻ nhắc nhở nhau để uống thuốc cho đúng giờ. Nhiều lần tôi cũng thấy các bạn trẻ nói chuyện với những người lớn bị nhiễm HIV một cách cởi mở về căn bệnh mà họ đang có. Nói chuyện về HIV ở đây trở nên như một câu chuyện thường ngày mà không cần phải tránh né hoặc e ngại.

Điều này có thể ảnh hưởng cách tích cực đối với vấn đề HIV/AIDS không? Tôi nghĩ là có. Tôi tin rằng chỉ bằng cách chúng ta đến với nhau, việc đón nhận nhau sẽ xảy ra cả hai chiều. Những người bình thường sẽ nhận ra rằng họ không phải sợ hãi những người bị nhiễm. Ngược lại, những người bị nhiễm HIV cũng sẽ nhận ra rằng họ vẫn còn chỗ đứng trong xã hội và trong cộng đồng. Việc cảm thông cho những người bị nhiễm HIV/AIDS sẽ gia tăng lúc cộng đồng biết mở lòng đón nhận những người bị nhiễm và chính họ cũng sẽ không tự cô lập mình ra khỏi xã hội. Tôi tin rằng, trong vai trò là một linh mục truyền giáo, tôi phải là người tạo cơ hội cho sự gặp gỡ được diễn ra, rồi từ đó mang lại sự thông hiểu, cảm thông, và đón nhận lẫn nhau. Đó là điều mà tất cả mọi người đều mong muốn.

3- Về hoạt động mục vụ phục vụ anh chị em bị hội chứng hay liệt kháng – AIDS, hay nhiễm khuẩn liệt kháng  - HIV này, cha có cảm thấy những khó khăn xẩy ra hay chăng, liên quan đến vấn đề tiền bạc, lây nhiễm hay những gì khác chúng con không ở trong cuộc không biết?

Thưa anh tôi rất may mắn vì tôi không phải phụ trách những sinh hoạt đòi hỏi chi phí cao vì những mảng đó đã có những người khác đảm trách. Chắc chắn vấn đề tài chánh luôn luôn là những điều thách đố cho những vị ấy. Riêng tôi vì tôi phụ trách khía cạnh tâm linh và tinh thần nên tôi chỉ tạo nên những chương trình và sinh hoạt mà tôi cho là “mạng lại hiệu quả cao nhưng xử dụng tài chánh thấp”. Tôi khá tiết kiệm trọng việc xử dụng ngân sách. Ví dụ như một bữa ăn trưa ngày Chúa Nhật của nhóm giới trẻ (tuổi từ 15 đến 25), khoảng 30 người chỉ mất khoảng 12 USD. Nhưng đó là một sinh hoạt rất bổ ích và vui vẻ.

4- Hoạt động mục vụ giúp anh chị em bị hội chứng hay liệt kháng – AIDS, hay nhiễm khuẩn liệt kháng  - HIV  này được cha tình nguyện dấn thân phục vụ trước khi thụ phong linh mục dầu sao cũng là một hoạt động truyền giáo, như việc truyền giáo của Mẹ Têrêsa Calcutta qua hoạt động phục vụ bác ái anh chị em nghèo khổ nhất ở giữa thế giới Ấn Giáo xưa, cha có thấy hoạt động phục vụ bác ái này của cha đánh động nhiều tâm hồn người Thái Lan vốn sùng Phật giáo khiến họ xin muốn gia nhập Giáo Hội Công Giáo chăng?

Thưa anh, công việc chăm sóc người bị nhiễm HIV/AIDS luôn được những người xung quanh thán phục. Tuy nhiên, nó không hẳn làm cho người ta bỏ đạo của mình mà theo đạo Công giáo một cách dễ dàng. Nhưng một điều mà tôi nhận thấy là nó luôn luôn thúc đẩy cho người ta cởi mở tâm hồn và bác ái hơn. Nhiều người khi biết ở đây chăm sóc người bị nhiễm HIV thì đến đãi bữa ăn cho các em, hoặc cúng những áo quần cũ, hoặc giày dép trong ngày đầu đi học, v.v. Có thể nói công việc của mình cũng là một nhịp cầu đưa những mảnh đời lại gần nhau hơn và sống bác ái với nhau hơn. Đó cũng là một chiều kích của công việc truyền giáo.

5- Ngoài hoạt động mục vụ cho anh chị em bị hội chứng hay liệt kháng – AIDS, hay nhiễm khuẩn liệt kháng  - HIV, hình như cha còn một hoạt động truyền giáo khác nữa, như chủ trương và thực hiện một chương trình phát thanh Công giáo từ mấy năm nay phải không cha? Nếu đúng như vậy xin cha cho chúng con biết qua về chương trình phát thanh này được không?

Vâng, thưa anh theo sự khuyến khích của ĐGH Benedictô kêu gọi các linh mục tu sĩ phải biết tận dụng kỹ thuật tân tiến của thời đại để rao giảng Tin Mừng, vì thế, tôi cũng cố gắng làm những gì có thể được để phục vụ cho mục đích này.  Thời gian qua chúng tôi thực hiện chương trình radio phát thanh Công giáo mỗi ngày trên đài radio địa phương. Chúng tôi thuê giờ mỗi ngày nhưng vì không đủ khả năng để làm chương trình cho hàng ngày nên một số chương trình chúng tôi lấy từ Ủy ban truyền thông của HĐGM Thái Lan, cắt nối lại cho phù hợp với địa phương rồi phát thanh. Ngoài chương trình radio, chúng tôi cũng tận dụng những phương tiện khác như trang nhà, mạng xã hội facebook và blog. Tôi là linh mục tư vấn thường trực cho một diễn đàn Công giáo do một nhóm giáo dân Thái Lan dựng lên. Vì thế tôi thường xuyên nhận những email xin tư vấn liên quan đến những vấn đề đức tin cũng như đời sống đạo đức. Tôi cũng hay nhận được những câu hỏi như vậy thông qua trang facebook cá nhân của mình. Đa số các câu hỏi đến từ thành phần các bạn trẻ.

6- Sau hết, ở một xứ sở hầu hết là Phật giáo và sùng Phật, cha thấy vấn đề truyền giáo của Giáo Hội (hoàn vũ và địa phương) ở đây ra sao? Theo cha, phải làm sao để hoạt động truyền giáo của Giáo Hội nói chung ở đây có thể phát triển, dễ dàng và gặt được một vụ mùa phì nhiêu?

Thưa anh, GH Công giáo ở Thái Lan rất nhỏ, chỉ chiếm một nửa của một phần trăm dân số. Nhưng ngược lại, trường học Công giáo tại Thái Lan thì rất nổi tiếng và đa số con cái của những người có chức quyền và tiền bạc đều học ở trường Công giáo. Dĩ nhiên nhiều học sinh xuất thân từ các gia đình trung bình cũng đi học ở trường Công giáo. Vì thế mỗi ngày, trường CG tiếp cận được với rất nhiều giới trẻ Phật giáo trên khắp cả nước Thái. Nhưng theo nhận xét của tôi thì các hội dòng và các giáo phận dường như chưa nỗ lực hết mình để khai thác phương tiện này trong việc truyền giáo. Nhiều khi các trường học CG trở nên một nỗ lực kinh doanh để có nguồn lợi tức hơn là để phục vụ cho mục tiêu truyền giáo. Một cảm nhận cá nhân khác là nhiều người Công giáo tại Thái Lan, và một số thành phần trong GH Công giáo tại Thái Lan còn tỏ ra rất bị động và nông cạn trong suy nghĩ và cách thể hiện đức tin của mình. Vì thế không đủ sức mạnh để thuyết phục người khác và không đủ thu hút để lôi cuốn người khác theo mình. Mình lại bị họ thu hút nữa là đàng khác. Người Công giáo tại Thái Lan chỉ có thể truyền giáo được khi đức tin của họ có chiều sâu và họ dám sống đức tin một cách mạnh dạn và hăng say hơn. Nhưng có lẽ đó không phải chỉ là vấn đề của người CG Thái Lan, nhưng mà là vấn đề của người CG ở khắp mọi nơi.